Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động

Đầu tháng 4, Ban quản lý Vinhomes gửi thư cho các cư dân về việc tạm ngừng thực hiện thu trực tiếp các khoản phí dịch vụ tại quầy lễ tân các tòa nhà. Cư dân có thể sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử VinID, Internet Banking hoặc tại các điểm giao dịch của ngân hàng.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 1.

Trên hệ thống của VinID, hay các ví điện tử khác hiện nay như ZaloPay, Moca của Grab, hệ thống internet banking của các ngân hàng đều có dịch vụ thanh toán tiền điện, nước. Nếu cách đây 10 năm, hàng tháng sẽ có một nhân viên điện lực hoặc nước sạch đến từng nhà dân gõ cửa để thu tiền hàng tháng, thì ở thời điểm hiện tại chỉ cần một cú chạm trên di động, người dân có thể thanh toán chi phí điện nước trong 2 giây.

Khởi nguồn từ cổng thanh toán của một trò chơi điện tử trực tuyến

Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) đã chia sẻ về sự ra đời của Payoo, nền tảng đứng sau các giao dịch thanh toán hóa đơn thông qua Grab (Moca), VinID, các cửa hàng Thế giới di động, FPTShop, Vinmart… với tổng giá trị giao dịch đạt 100.000 tỷ đồng/năm.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 2.

Ông Ngô Trung Lĩnh (giữa)

Xuất phát điểm từ những năm 2007-2008, bắt đầu từ cổng thanh toán chơi game, nhóm phụ trách vận hành kỹ thuật tại Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTel), đã quan sát và nhận thấy nhu cầu giao dịch điện tử không dừng ở các giao dịch game online mà cả thị trường thanh toán thời điểm đó rất sơ khai. Từ xuất phát điểm đó, VietUnion ra đời, lấy thương hiệu Payoo, bắt đầu phát triển công cụ thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử.

Tuy nhiên, một khoảng thời gian rất lâu thương mại điện tử Việt Nam mới thành hình và phát triển như hôm nay. Để tồn tại và phát triển được, Payoo quan sát việc thanh toán hóa đơn tại Việt Nam còn khá thô sơ. Thời điểm trước, nhân viên thu tiền điện nước đến từng nhà thu tiền vào giờ hành chính, số tiền được thông báo quá các tờ hóa đơn, nhưng hiện nay các gia đình trẻ rất khó có người ở nhà để thanh toán các hóa đơn này. Do đó từ năm 2011 -2012 công ty tập trung vào việc xây dựng nền tảng để hỗ trợ việc thực hiện thanh toán hóa đơn, sau khi được cổ đông Nhật Bản là NTT Data, một ông lớn trong lĩnh vực thanh toán hóa đơn của Nhật Bản vào rót vốn.

"Chúng tôi đã chủ động kết nối trực tiếp đến hệ thống điện tử của các đối tác điện nước. Thời điểm 2012-2013, để tiếp cận các công ty nhà nước rất khó khăn vì hạ tầng kỹ thuật của họ khá thô sơ, do đó chúng tôi hỗ trợ họ tạo kênh kết nối điện tử, qua kênh đó khách hàng có thể thanh toán và thấy được tiền nợ của mình trực tuyến. Để tạo niềm tin với người dân ở những ngày đầu, chúng tôi làm việc trực tiếp với các cơ sở điện lực để đặt thông tin trên website, quầy thông tin về việc Payoo là đối tác được phép của điện nước thanh toán hóa đơn. Song song đó, chúng tôi kết nối với các ngân hàng, khách hàng đến ngân hàng giao dịch có các dịch vụ cộng thêm thì họ sẽ dần quen thuộc.

Các cô đi siêu thị thấy quầy thanh toán, các đối tác liên kết đều là các đối tác tên tuổi trên thị trường và có lòng tin cao như Vingroup, FPT shop, Thế giới di động, Pico, Media Mart, Family Mart.. mọi người thấy khá quen thuộc thì thông qua đó xây dựng được niềm tin, khách hàng thấy tin cậy hơn. Khách hàng cuối cùng thấy phương thức thanh toán mới phù hợp hơn với cách trước đây", ông Lĩnh chia sẻ về những ngày đi xây viên gạch đầu tiên.

Payoo = Pay Online + Offline

Payoo phát âm là "Pay-You", mang thông điệp "thanh toán cho bạn", viết tắt của Pay Online và Offline. Nghĩa là không chỉ bao gồm thanh toán trực tuyến trên internet mà bao gồm cả các quầy giao dịch ở các cửa hàng tiện lợi.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 3.

Hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ kết nối hệ thống thanh toán với nền tảng của Payoo

Số liệu của Payoo cho biết nền tảng này hiện đã liên kết được với 40 ngân hàng, hơn 300 doanh nghiệp và kết nối với gần 12.000 điểm hỗ trợ thanh toán trên toàn quốc. Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán được hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua các ví điện tử như Zalo Pay, VinID, SenPay, Moca (Grab); hệ thống cửa hàng tiện lợi, cửa hàng điện máy, cửa hàng công nghệ, siêu thị…, như Thế giới Di động, FPT Shop, VinMart, VinMart+, Circle K, FamilyMart, B’s mart, Ministop, Phamarcity… hoặc thanh toán tại quầy giao dịch của ngân hàng, thanh toán online trên website, qua ứng dụng của ngân hàng hoặc Payoo.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 4.

Ông Lĩnh chia sẻ, "Payoo muốn trở thành người trợ giúp các đối tác để cùng xây dựng một kênh thanh toán hữu ích cho Việt Nam. Không có kênh nào là tốt nhất, cho dù phục vụ 3-5% đối tượng khách hàng thì mình cũng sẽ tìm giải pháp để phục vụ. Làm thế nào vùng nông thôn, các cửa hàng nhỏ lẻ cũng có thể tiếp cận được với các công cụ mới".

Việc tiếp cận cả online và offline để có thể phủ khắp được tất cả thành phần khách hàng, từ người trẻ có thể tiếp cận công nghệ, thanh toán học phí, bảo hiểm, internet, đến những bà nội trợ có thói quen đi chợ có thể ra các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị như Vinmart, Lotte, Aeon, …để thanh toán tiền điện nước. Và đó là những khoản thanh toán thường xuyên, nên sẽ góp phần tạo khách hàng quen thuộc cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Sau 12 năm hoạt động, nền tảng của Payoo có thể xử lý thanh toán cho hơn 350 loại hóa đơn dịch vụ như điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet, tài chính, bảo hiểm…, với tổng giá trị xử lý giao dịch qua Payoo khoảng 100.000 tỷ VND/năm (tương đương khoảng hơn 4 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xử lý trên mỗi giao dịch của nền tảng này đạt 50% mỗi năm trong suốt 5 năm qua. Hiện công ty này đang phục vụ 20 triệu người dân Việt Nam.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 5.

Tuy phiên dịch nhiên khi nói về Payoo, Tổng giám đốc Ngô Trung Lĩnh lại khá khiêm tốn và cho rằng "Payoo xem mình là một người xây dựng nền tảng để giúp các đối tác của mình tạo ra dịch vụ hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Là cánh tay nối dài của hệ thống ngân hàng, và là người đứng sau thúc đẩy các đối tác thành công. Khi các đối tác phát triển thì mình cũng phát triển. Chúng tôi muốn dịch vụ thanh toán mua sắm trực tuyến của Việt Nam tương đương với các nước phát triển".

Tại sao các đối tác Grab, VinID , hệ thống ngân hàng cần hạ tầng của Payoo?

Trả lời câu hỏi của người viết, ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, trong suốt 9 năm qua Payoo đã kết nối được với hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ, và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với các hệ thống ngân hàng hay các cửa hàng tiện lợi, ví điện tử, thay vì họ phải đi kết nối với từng đối tác một, và có thể phải mất 4-5 năm để làm như những gì Payoo đang làm, thì nếu hợp tác chỉ tốn 3-4 tuần. "Các đối tác dành nguồn lực để phát triển dịch vụ lõi của mình thì sẽ tốt hơn".

Payoo cũng cung cấp hạ tầng về máy móc, trang thiết bị điện tử cho các đối tác để có thể chấp nhận được mọi thanh toán. Thông qua một kết nối, ngân hàng có thể tiếp cận tới 12.000 cửa hàng trên toàn quốc. Với các đơn vị giao hàng cơ động, các cửa hàng có thể trang bị các máy POS di động nhỏ có thể quẹt tại chỗ bằng thẻ hay QR.

Cú hích chuyển đổi số

Dịch Covid-19 lần này xảy đến đã tạo ra một cú hích cho các doanh nghiệp chuyển đổi số và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Với Payoo, đó là cơ hội.

Một đơn vị trong lĩnh vực giáo dục trước đây lưỡng lự trong việc học trực tuyến thì nay vì dịch Covid-19, họ yêu cầu cung cấp dịch vụ trực tuyến và phụ huynh đóng học phí qua online. "Chuyển đổi số diễn biến nhanh hơn rất nhiều", ông Lĩnh bình luận.

Trong vài năm qua sau khi tạo được kết nối thanh toán hóa đơn mang tính định kỳ hàng tháng Payoo đã phục vụ khoảng 20 triệu khách hàng thường xuyên. Công ty này đã phát triển nhiều phương tiện hỗ trợ chấp nhận thanh toán hiện đại phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực tài chính công nghệ, như thanh toán bằng mã QR, cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán nhiều lần thay vì thanh toán 1 lần (trả góp)…

Dư địa phát triển còn rất nhiều

Ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, tính sẵn sàng tiếp cận cái mới của người Việt Nam rất cao, điều này thể hiện thông qua số người có điện thoại di động và kết nối internet khắp nơi. Tuy nhiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn một khoảng cách rất lớn trong việc tiếp cận đến tài chính công nghệ, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa. Số lượng người có tài khoản ngân hàng vẫn thấp. Gần đây Chính phủ đã đẩy mạnh hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực fintech phát triển.

"Các công ty fintech còn nhiều sân chơi để phát triển, chúng ta chỉ có khoảng 300.000 máy POS trong khi số cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam phải đến 2 triệu cửa hàng, bên cạnh đó mạng xã hội phát triển khiến các giao dịch giữa cá nhân và cá nhân mua bán online tăng mạnh, do đó không gian còn rất rộng. Tương lai sắp tới, các tập đoàn công nghệ lớn đang mở rộng dần các mảng dịch vụ mới thì các công ty fintech có nhiều cơ hội phát triển cùng", ông Lĩnh kết luận.

Xiaomi 'cà khịa' iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu

Mới đây, trang fanpage chính thức của Xiaomi đã đăng tải hai hình ảnh so sánh giữa một mẫu smartphone chuẩn bị ra mắt của hãng, với một mẫu smartphone được cho là iPhone SE 2020. Một số dân mạng đã nhanh chóng nhận ra đây là một bài viết mang tính ‘cà khịa’ Apple của Xiaomi khi hãng này mang mẫu iPhone vừa ra mắt của Táo Khuyết ra làm trò cười.  

Xiaomi cà khịa iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu - Ảnh 1.

Bài viết của Xiaomi trên trang Fanpage có dấu tích xanh đã nhận được 2,1 nghìn lượt Chia sẻ

Ở hình ảnh đầu tiên, có thể thấy rõ ẩn ý của Xiaomi, khi hãng công nghệ Trung Quốc cho rằng thiết kế của iPhone SE phiên dịch phiên bản mới quá lỗi thời. Sản phẩm giá rẻ nhất hiện tại của Apple có ngoại hình giống hệt iPhone 8, vốn đã ra mắt từ 2017, với tỷ lệ màn hình 16:9, viền trên dưới dày, không có cụm camera tai "tai thỏ". Máy được trang bị nút Home truyền thống tích hợp tính năng nhận diện vân tay Touch ID. 

Xiaomi cà khịa iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu - Ảnh 2.

Theo ‘ẩn ý’ của Xiaomi, với một mẫu smartphone ra mắt vào năm 2020, kiểu dáng của iPhone SE 2020 khó có thể so được với các mẫu smartphone sắp ra mắt của hãng này, vốn có viền mỏng hơn, màn hình kích thước lớn hơn, sử dụng thiết kế màn hình giọt nước

Sang đến tấm hình thứ hai, Xiaomi lại tiếp tục "cà khịa" thời lượng pin của iPhone SE 2020, đồng thời ngầm khẳng định mẫu smartphone sắp ra mắt của hãng này sẽ có dung lượng pin cao hơn, thời lượng sử dụng lâu hơn.

Xiaomi cà khịa iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu - Ảnh 3.

Mặc dù Apple không chính thức công bố thông số pin của iPhone SE 2020, giới công nghệ đã phát hiện mẫu iPhone mới này chỉ được trang bị viên pin có dung lượng chỉ 1821mAh, ngang bằng với iPhone 8. Theo bình luận của một số dân mạng phía dưới bài viết, việc trang bị dung lượng pin thấp như vậy cho một mẫu smartphone ra mắt trong năm 2020 là điều khó chấp nhận, khi các mẫu smartphone Android giờ đây đều trang bị dung lượng pin 3500 - 4000 mAh, thậm chí là 5000 mAh.

Cuối cùng, status của Xiaomi cũng không quên khẳng định giá bán của mẫu smartphone sắp ra mắt sẽ rẻ hơn so với iPhone SE 2020, nhưng lại mang tới nhiều tính năng đáng giá hơn cho người dùng.

Xiaomi cà khịa iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu - Ảnh 4.

Còn nhớ trước đó, dân mạng Trung Quốc cũng đã có những phản ứng khá tiêu cực với màn ra mắt của iPhone SE 2020 tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Một số cư dân mạng nước này cho rằng đây chính là "bản sao chép" có chất lượng và "độ chính xác" cao nhất trong lịch sử của Apple. Có người còn châm biếm: "Tim Cook à, công ty của ông có còn tuyển dụng nhân viên sao chép không? Tôi có thể vẽ ra bản thảo sản phẩm này bằng đôi chân của mình, thậm chí chỉ lấy một nửa lương." 

Một số khác khẳng định, Apple là công ty duy nhất dám "xử lý hàng tồn kho" - những linh kiện thừa của iPhone đời cũ - bằng cách tạo ra sản phẩm mới này.

Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng iPhone màn hình nhỏ vẫn có đất sống và được nhiều người yêu thích. Bởi với mức giá rẻ, nó như một phiên bản mới được nâng cấp cấu hình dành cho những người vẫn đang gắn bó với iPhone 6, iPhone 7, iPhone 8.

Giật mình hình ảnh bụi bẩn, nấm mốc đóng thành tảng siêu dày trong lớp học vì quá lâu không có học sinh

Sau khi thực hiện chỉ đạo nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều địa phương có khả năng lây lan dịch Covid-19 ở nguy cơ thấp đã chính thức cho học sinh một số khối lớp đi học trở lại. Cụ thể trong tuần qua, 8 địa phương (Cà Mau, Thái Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Yên Bái, dịch thuật Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ) đã tổ chức cho học sinh bậc THCS, THPT hoặc học sinh cuối cấp quay lại trường.

Cũng từ đây, rất nhiều những hình ảnh độc đáo về lớp học đã được các bạn học sinh chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nổi bật nhất, phải kể đến bức ảnh lớp bụi và nấm mốc siêu dày trên bàn ghế của một số trường học được các bạn học sinh ghi lại rất nghệ thuật, nhìn xa xa trông giống như một thảm thực vật đẹp mắt nhưng lại gần thì mới hết hồn nhận ra phải đi dọn dẹp ngay.

Bức ảnh bụi bẩn và nấm mốc đóng thành lớp dày trên bàn học được các bạn học sinh chia sẻ sau khi quay trở lại trường. (Nguồn: Trường Người Ta)

Dưới phần bình luận, một số hình ảnh tương tự cũng được các bạn học sinh chia sẻ. (Nguồn: Trường Người Ta)

Có lẽ, do thời gian nghỉ dịch Covid-19 quá lâu, lớp học không có sự vệ sinh và lau dọn thường xuyên cộng với thời tiết nồm ẩm nên tình trạng trên đã xảy ra. Chính vì vậy, nhiều trường học trên cả nước đã tiến hành cho lao công và các bạn học sinh đến trường lao động, lau chùi, quét dọn lớp học, bàn ghế sạch sẽ trước khi quay trở lại trường.

Hình ảnh độc đáo ngay sau khi chia sẻ đã mau chóng gây xôn xao cộng đồng mạng, nhiều người bày tỏ sự lo lắng không biết rằng lớp học của mình có giống như thế không, một số người lại cảm thấy may mắn vì có nhân viên vệ sinh dọn dẹp trường lớp thường xuyên trong mùa dịch.

Tài khoản H.T chia sẻ: "Nhìn cảnh này mà nghĩ đến lúc phải dọn vệ sinh trước khi vào lớp, chưa gì đã cảm thấy buồn rồi."

"Hôm nay vừa mới cùng cả lớp đến trường dọn dẹp, may mắn là lớp mình vẫn sạch sẽ lắm chứ nhìn cảnh này chắc phải đeo mấy lớp khẩu trang.", bạn M.N cho hay.

Bạn N.D bình luận: "Lúc đầu mới đến mình còn tưởng trường trồng cây mới cơ."

Biết chọn gì đây? Showmatch LMHT Team Đụt VS Team Minh Nghi, khi Mai Linh Zuto "xuống núi"

Như đã đưa tin trước đó, vào lúc 20:00 tối nay trận showmatch đại chiến giữa Team Đụt và Team Minh Nghi sẽ chính thức được diễn ra trên sóng Livestream của mạng xã hội Lotus. Trước trận đấu được coi là lịch sử chưa từng có trong tiền lệ giữa một team chuyên game Offline và một team "pro" LMHT, hãy cũng điểm lại những lựa chọn thú vị nhất nhé.

Biết chọn gì đây? Showmatch LMHT Team Đụt VS Team Minh Nghi, khi Mai Linh Zuto xuống núi - Ảnh 1.

Sự kiện Showmatch đặc biệt giữa Team Đụt và Team Minh Nghi sẽ diễn ra 20:00 tối nay 25/04

Mai Linh Zuto hay Minh Nghi?

Đối với các anh em đam mê LMHT hay yêu thích giải đấu của VCS thì chắc chắn lựa chọn chỉ có thể là Minh Nghi rồi. Cô nàng MC dễ thương, xinh đẹp với cách nói chuyện duyên dáng, chuyên nghiệp đã từng "đốn tim" không biết bao nhiêu trái tim game thủ.

Biết chọn gì đây? Showmatch LMHT Team Đụt VS Team Minh Nghi, khi Mai Linh Zuto xuống núi - Ảnh 2.

Vẽ đẹp thiên thần dễ thương của Minh Nghi hay sự sexy của Mai Linh Zuto?

Ở phía ngược lại, Mai Linh Zuto lại là một "hot girl" có nhan sắc cực kì quyến rũ sexy. Cô nàng có phong cách stream vừa hài vừa lầy lội trái ngược hẳn với Minh Nghi có phần nghiêm túc. Nếu ai hay theo dõi team Đụt thì chắc hẳn đều cực kì yêu thích cô nàng này.

Chấm điểm: 50/50 – Tùy "gout" các anh em mỗi phe

Đạt Óc hay Vũ Ti Hồng sẽ là người "gánh team?"

Trong trận showmatch tối nay, tâm điểm chú ý bên Team Đụt chính là màn đua MVP giữa Đạt Óc và Vu Ti Hồng. Dù mới chỉ chơi được vài tháng, nhưng nếu ai hay xem 2 người này Livestream chắc sẽ dễ dàng lựa chọn hơn hẳn.

Biết chọn gì đây? Showmatch LMHT Team Đụt VS Team Minh Nghi, khi Mai Linh Zuto xuống núi - Ảnh 3.

Hai "ông thần" này chuyên gia cà khịa nhau trên stream và bất kì Vlog nào

Đạt Óc trước đó từng chơi LMHT khá nhiều, thậm chí có màn ăn Pentakill cực kì hiếm hoi mà không phải game thủ LMHT nào cũng có được. Tiếc là trận đó lại thua, còn trận "feed tụt quần" thì lại thắng. Vũ Ti Hồng thì mới chơi LMHT ở vị trí hỗ trợ, anh nổi tiếng với những pha kéo, trói định hướng đi thẳng vào mắt khán giả.

Chấm điểm: 20/80 – Đạt Óc có kĩ năng chơi tốt hơn Vũ Ti Hồng

BLV Linh Cao Thủ hay BLV Hữu Trung?

Tất nhiên người "thổi hồn" vào trận showmatch tấu hài tối nay chắc chắn phải nhận được sự quan tâm của đông đảo các anh em game thủ. Đó chính là BLV Linh Cao Thủ và sắp tới có thể sẽ trở thành "Linh Cao Tăng" khi anh có vẻ như sẽ phải cạo đầu khi đạt cược vào GAM trong trận chung kết VCS vừa rồi.

Biết chọn gì đây? Showmatch LMHT Team Đụt VS Team Minh Nghi, khi Mai Linh Zuto xuống núi - Ảnh 4.

Thứ mà 500 anh em LMHT bây giờ quan tâm nhất chính là mái tóc của anh

Đồng hành cùng anh chính BLV Hữu Trung với câu nói nổi tiếng "Thú tượng phiên dịch thạch giáp bây giờ chỉ là thú tượng thạch trái cây" trong trận đấu đáng nhớ giữa Phong Vũ Buffalo và Vega Squadron để tiến vào MSI 2019. Pha bình luận đầy cảm xúc này đã nhận được lời khen từ cộng đồng game thủ quốc tế.

Biết chọn gì đây? Showmatch LMHT Team Đụt VS Team Minh Nghi, khi Mai Linh Zuto xuống núi - Ảnh 5.

Ngoài khả năng tấu hài, Hữu Trung còn được nhiều người yêu thích bởi phong cách bình luận đầy cảm xúc

Bên cạnh việc thưởng thức trận showmatch hứa hẹn sẽ vô cùng căng thẳng, kịch tính và tất nhiên là tràn ngập tiếng cười này, độc giả cũng sẽ có cơ hội nhận được những phần quà rất hấp dẫn. Cụ thể, rất nhiều thẻ Garena sẽ được chạy đều đặn trên màn hình livestream và chỉ chờ những người "nhanh tay nhanh mắt" sở hữu nhé.

Cách tham gia vô cùng đơn giản:

B1. Tải ứng dụng Lotus cho  iOS  và  Android

Biết chọn gì đây? Showmatch LMHT Team Đụt VS Team Minh Nghi, khi Mai Linh Zuto xuống núi - Ảnh 6.

Tải Lotus ngay trên Appstore (iOS) và Google Play (Android).

B2. Đăng ký và đăng nhập vào Lotus.

B3. Truy cập vào link livestream showmatch "Ở Nhà Chơi Game" 

Tham gia để cổ vũ cho Team Đụt và Team Minh Nghi để nhận nhiều phần quà hấp dẫn nhé!

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau

Chính thức từ chiều ngày 23/4, quy định cách ly ở TP. HCM đã được nới lỏng, nhiều nhà hàng quán ăn phát thông báo mở cửa trở lại. Đặc biệt thông báo trên nhận được sự quan tâm cùng nhiều bình luận phấn khởi từ phía khách hàng, dịch thuật khi mà nhu cầu gặp mặt, ăn uống bên ngoài của người tiêu dùng dự đoán sẽ tăng cao sau những ngày giãn cách. Nhà hàng của vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương cũng không phải là ngoại lệ.

Dù anh trai của nam danh hài đã chia sẻ rằng quán rục rịch kinh doanh trở lại thế nhưng họ vấp phải tình cảnh: cho nhân viên về quê hết nên thiếu người phụ. Vì thế mà sắp tới đây, Trường Giang sẽ đích thân đứng bếp chiêu đãi thực khách, còn bà xã Nhã Phương sẽ kiêm vai trò phục vụ và nhặt rau. Đông đảo dân mạng hưởng ứng rất nhiệt tình, kháo nhau rằng nếu thật sự Trường Giang làm bếp trưởng thì sẽ đến quán ủng hộ hết lòng.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 2.

Bạn bè của cả hai là những anh chị em nghệ sĩ liền bình luận cho biết sẽ tới quán ủng hộ.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 3.

Liệu rằng chúng ta có thể được ăn món do chính "đầu bếp" Trường Giang nấu không?

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 4.

Hay được gặp Nhã Phương ngoài đời? - ảnh minh hoạ.

Để mà nói thì điều này không phải là không có xác suất xảy ra. Từ lúc mới mở quán đến nay, Trường Giang vốn nổi tiếng là ông chủ tháo vát, quán xuyến từ trong bếp ra tới mời khách, phục vụ. Còn Nhã Phương dù bận rộn vẫn ra phụ chồng dọn dẹp.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 6.

Quán quen được nhiều ngôi sao showbiz hay lui tới.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 7.

* Ảnh minh hoạ trong bài viết được chụp từ lâu trước khi có dịch Covid-19 và lệnh đeo khẩu trang bắt buộc.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

Bộ xử lý smartphone Kirin 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. dịch thuật Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng

Theo báo cáo mới từ TechCrunch, Google được cho đang thử nghiệm sản phẩm thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google. Sản phẩm này được cho sẽ  giúp khách hàng mua hàng và theo dõi việc mua sắm trực tuyến và ngay trong cửa hàng.

Dự án này sẽ bổ sung thêm một mảnh ghép mới vào hệ thống Google Pay hiện tại của Google. Trong khi hệ thống Google Pay hiện tại đã cho phép người dùng thanh toán trực tuyến và ngang hàng thông qua một thẻ ghi nợ của ngân hàng khác, thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google sẽ giúp người dùng theo dõi việc thanh toán và mua sắm dễ dàng hơn, cũng như cung cấp cho công ty các dữ liệu giá trị về thói quen chi tiêu của người dùng.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 1.

Hình ảnh thiết kế của thẻ ghi nợ Google

Nếu sản phẩm thẻ này trở thành sự thật, đây có thể xem một bước đi khác mà Google đang học tập Apple. Cũng giống như Apple Card, thẻ ghi nợ của Google được thiết kế để hoạt động như một thẻ vật lý thông thường và có chức năng chạm để thanh toán như thẻ kỹ thuật số trên điện thoại. Hơn nữa, nó cũng sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ trực tuyến một số thẻ ảo riêng biệt – một lớp bảo vệ dữ liệu người dùng tương tự như trên Apple Card.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 2.

Tuy nhiên không giống như Apple Card – vốn hoàn toàn là thẻ tín dụng – dự án thẻ thanh toán của Google lại là thẻ ghi nợ, được phát hành thông qua các đối tác như Citi và Stanford Federal Credit Union. Theo hình vẽ thiết kế, con chip thẻ trên thẻ ghi nợ của Google thuộc mạng lưới VISA, tuy nhiên trong tương lai, Google cũng sẽ hỗ trợ các mạng thanh toán khác như Mastercard.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 3.

Người dùng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán cũng như địa điểm mua sắm.

Ứng dụng đi kèm của Google sẽ cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán của mình – đồng thời tận dụng được cả các công cụ như Google Maps và cơ sở dữ liệu về các nhà bán lẻ để liên hệ hoặc dẫn đường cho bạn đến cửa hàng lần trước. Khách hàng cũng có thể sử dụng ứng dụng Google Pay để khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ hoặc bị trộm, hoặc khóa hoàn toàn tài khoản.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 4.

Thông qua Google Pay, người dùng có thể nhanh chóng khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ.

Cho dù vậy, bảo mật và theo dõi thanh toán tiện lợi hơn các thẻ ghi nợ hiện tại là các ưu điểm gần như duy nhất cho thẻ của Google. Báo cáo của TechCrunch chưa cho thấy Google dịch thuật sẽ đưa ra các ưu đãi đi kèm với loại thẻ này. Việc sử dụng Apple Card sẽ cho người dùng các ưu đãi về hoàn tiền hoặc giảm giá khi mua các ứng dụng, dịch vụ trên cửa hàng App Store của họ.

Báo cáo của TechCrunch cũng không cho biết về kế hoạch cũng như thời điểm ra mắt loại thẻ này. Bình luận của Google về báo cáo của TechCrunch cho biết:

" Chúng tôi đang khai thác cách thức để có thể hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ nhằm cung cấp khả năng kiểm tra tài khoản thông minh thông qua Google Pay, giúp khách hàng hưởng lợi từ các công cụ chi tiêu và kiểm soát hữu ích, đồng thời vẫn giữ được tiền trong tài khoản đã được FDIC hoặc NCUA bảo hiểm. Các đối tác chính của chúng tôi là Citi và Liên minh tín dụng Liên bang Stanford, và chúng tôi mong muốn được chia sẻ nhiều hơn trong những tháng tới ."

Tham khảo The Verge

Đi theo con đường của Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt chip riêng cho Pixel

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân ở khắp nơi trên thế giới đã đổ dịch thuật xô tích trữ một số sản phẩm như đồ ăn và giấy vệ sinh do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Thế nhưng, ít ai biết rằng vợ chồng tỷ phú Bill và Melinda Gates đã bắt đầu dự trữ thực phẩm trong tầng hầm của họ trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra - Ảnh 1.

Ngày 16/4 vừa qua, bà Melinda chia sẻ với BBC Radio Live: "Vài năm trước, chúng tôi từng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu không có nước sạch và thức ăn? Chúng ta sẽ phải đi đâu, làm gì với tư cách là một gia đình? Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng mình cần chuẩn bị một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định nếu có biến cố xảy ra.

Gia đình tôi đã mua một ít đồ ăn để ở tầng hầm phòng khi cần dùng đến và thời điểm hiện tại cũng như vậy. Tất nhiên, chúng tôi không thể chuẩn bị trước một loại thuốc hay vắc-xin cụ thể nào bởi đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng Covid-19. Đây là đại dịch mà tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng.

Gần đây, trong các bữa tối, chúng tôi đều nói đến việc mình đã may mắn như thế nào khi có thể quây quần bên nhau và thưởng thức bữa ăn thay vì phải vật lộn từng bữa như rất nhiều gia đình khác đang chịu ảnh hưởng của đại dịch".

Từ tận năm 2010, Bill Gates đã cảnh báo về một đại dịch trong một bài đăng trên blog sau khi dịch cúm H1N1 bùng phát năm 2009. Tại một sự kiện do Hiệp hội Y khoa Massachusetts và Tạp chí Y học New England (NEJM) tổ chức vào tháng 4/2018, vị tỷ phú từng nói rằng thế giới chưa sẵn sàng cho một đại dịch như vậy, thứ sẽ khiến tất cả mọi người phải lo lắng. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần chuẩn bị cho đại dịch nghiêm túc như cách chuẩn bị cho một cuộc chiến".

Nhà đồng sáng lập Microsoft dường như đã trải qua sự chuẩn bị như vậy từ khi còn nhỏ: Ông lớn lên trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh lạnh. Gia đình ông có một cái thùng chứa đầy lon thức ăn và nước uống trong tầng hầm để đề phòng bất trắc.

Tỷ phú 67 tuổi chia sẻ trong một cuộc trò chuyện năm 2015: "Khi còn nhỏ, thảm họa mà chúng tôi lo lắng nhất là chiến tranh hạt nhân. Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ đi xuống hầm để trú ẩn và sử dụng những thứ đã chuẩn bị từ trước. Còn ngày nay, nguy cơ thảm họa toàn cầu lớn nhất không phải chiến tranh hạt nhân, mà thay vào đó là virus gây bệnh truyền nhiễm.

Tính đến ngày 17/4, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế giới ghi nhận hơn 2,1 triệu trường hợp nhiễm bệnh và hơn 145.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ đang dẫn đầu với 677.056 người nhiễm và 34.580 người tử vong.

Ngày 15/4 vừa qua, quỹ Bill & Melinda Gates cho biết họ sẽ hỗ trợ thêm 150 triệu USD cho công tác phòng chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, qua đó, nâng tổng số tiền cam kết của tổ chức này lên 250 triệu USD. Bên cạnh đó, tỷ phú Bill Gates còn cam kết đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng 7 nhà máy để tìm ra vắc-xin phòng bệnh sớm nhất có thể.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Mới đây, những hình ảnh được cho là tiền điện tử của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã được tờ SCMP đăng tải. Nguồn tin thân cận của tờ báo này cũng xác nhận hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang thử nghiệm đồng tiền này trong nhiều tháng qua.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 1.

Bức ảnh cho thấy ứng dụng tiền điện tử của Trung Quốc có một số chức năng cơ bản tương tự các nền tảng thanh toán trực tuyến khác như Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent, cho phép người dùng thanh toán, nhận cũng như chuyển tiền. Chức năng "touch and touch" cho phép 2 người dùng chạm điện thoại của họ vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Nếu đây là sự thật, Trung Quốc sẽ là cường quốc đầu tiên trên thế giới có ngân hàng trung ương chính thức phát hành tiền điện tử nhằm kiểm soát nền kinh tế cũng như thị trường tiền ảo đang diễn biến phức tạp.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, nỗi lo lây lan dịch Covid-19 qua tiền mặt và các lệnh cách ly cũng thúc đẩy PBOC xem xét phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến bao gồm tiền điện tử.

Việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến Trung Quốc hạn chế các loại tiền số khác. Ngoài ra trái với những dạng tiền ảo như Bitcoin, tiền điện tử của PBOC nếu được phát hành sẽ ổn định hơn do neo vào đồng Nhân dân tệ.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn đặt nghi vấn về ảnh hưởng của tiền điện tử với các ngân hàng thương mại, các công ty có dịch vụ thanh toán trực tuyến như Ant Financial của Alibaba hay Tencent Holdings.

1. Kế hoạch phát hành tiền

Hiện chưa có một thông tin cụ thể nào về việc phát hành tiền số nhưng theo hãng tin Bloomberg cùng các tuyên bố của những quan chức PBOC, cá nhân và doanh nghiệp có thể tải một ví điện tử về smartphone của họ sau đó tùy ý sử dụng tiền điện tử tương ứng số tiền có trong ngân hàng thương mại. Họ có thể sử dụng tiền điện tử này với bất kỳ ai có ví điện tử.

2. Môi trường thanh toán trực tuyến

Trung Quốc đang là một trong những nước đi tiên phong về thanh toán trực tuyến, hay một xã hội không tiền mặt. Thậm chí những quán ăn nhỏ ven đường tại các thị trấn miền quê cũng ưa thích sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến hơn tiền mặt.

Trong quý I/2019, dịch thuật các ứng dụng thanh toán trực tuyến của Trung Quốc đã giao dịch 59 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,3 nghìn tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 50% trong số đó thuộc về Ant Financial của Alibaba, 1/3 thuộc về Wechat của Tencent.

Trong khi đó, số liệu của PBOC cho thấy tổng giao dịch không tiền mặt năm 2018 của nước này đạt tới 3,8 triệu tỷ (Quadrillion) Nhân dân tệ.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 3.

Có thể nói xu thế xã hội không tiền mặt tại Trung Quốc là điều đang diễn ra phổ biến tại các nền kinh tế phát triển. Tại các nước phát triển như Thụy Điển, khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy chỉ có 13% số người dân thanh toán bằng tiền mặt, thấp hơn mức 39% của năm 2010.

3. Tại sao PBOC làm vậy?

Đầu tiên, Trung Quốc muốn thúc đẩy một xã hội không tiền mặt để có thể dễ dàng tra soát hoạt động rửa tiền cũng như các hành vi phạm pháp khác.

Tiếp đó, động thái phát hành tiền điện tử sớm có thể giúp Trung Quốc đối phó với khả năng bị áp đặt các tiêu chuẩn được thiết kế bởi bên khác nếu sử dụng những đồng tiền ảo như Bitcoin.

Ngoài ra, việc một số công ty như Facebook phát hành các loại tiền ảo như Libra đang thúc đẩy sức mạnh của đồng USD cùng như suy giảm khả năng kiểm soát hệ thống tài chính của Trung Quốc. Bởi vậy một đồng tiền điện tử chính thức do PBOC phát hành là điều hợp lý.

4. Có phải tiền ảo?

Theo Bloomberg, tiền điện tử do PBOC phát hành không phải tiền ảo. Thông thường những loại tiền ảo như Bitcoin không có sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào, hệ thống Blockchain sẽ xác nhận và tính toán các giao dịch. Hoạt động giao dịch tiền ảo thậm chí chẳng cần những bên trung gian như các ngân hàng trung ương để xác nhận.

Bởi vậy, tiền ảo thường biến động lớn về giá trị và chẳng mấy thích hợp trong các giao dịch hàng ngày. Thay vào đó, chúng được các băng đảng ưa thích sử dụng như hoạt động rửa tiền hoặc đầu cơ.

Đối với đồng Libra của Facebook, chúng cũng được coi là tiền ảo nhưng ổn định hơn do neo vào những đồng tiền mạnh như USD, Euro, Yên... dù vẫn được xử lý bằng Blockchain và không qua ngân hàng trung ương nào.

Hiện tại, PBOC vẫn chưa xác định đồng tiền điện tử mới có sử dụng Blockchain để xử lý giao dịch hay không.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 4.

  5. Tại sao không dùng tiền ảo hiện có?

Trung Quốc đã cấm tiền ảo cũng như việc gọi vốn bằng tiền ảo từ năm 2017 nhằm giữ ổn định cho hệ thống tài chính và đối phó với nạn tín dụng đen. Mặc dù tiền ảo vẫn được lén lút giao dịch ở Trung Quốc nhưng chúng bị kiểm soát chặt hơn.

Thêm nữa, tiền ảo hiện có trên thị trường Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển ra nước ngoài mà không được kiểm soát, tạo nên sự mất ổn định và phá giá đồng Nhân dân tệ.

6. Blockchain

Trung Quốc vẫn đang cân nhắc việc có nên sử dụng Blockchain để quản lý giao dịch tiền điện tử hay không bởi nhiều chuyên gia lo lắng công nghệ này không đủ an toàn để xử lý khối lượng giao dịch trực tuyến vô cùng lớn tại đây.

Vào ngày lễ độc thân năm 2018, giao dịch trực tuyến tại Trung Quốc đạt đỉnh 92.771 hóa đơn thanh toán online mỗi giây, cao hơn rất nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống Blockchain của Bitcoin.

7. Tính bảo mật

PBOC cho biết họ sẽ cân bằng giữa việc bảo vệ danh tính người dùng với nỗ lực đối phó các tội phạm về tài chính trong tiền điện tử. Hiện mọi người vẫn chưa rõ điều này có ý nghĩa gì nhưng PBOC nói rằng họ sẽ không tiết lộ hoàn toàn thông tin người sử dụng tiền điện tử với các ngân hàng.

Dẫu vậy, danh tính cá nhân sẽ bị gắn chặt với ví điện tử, qua đó giúp các cơ quan chức năng tra soát khi cần thiết.

8. Khi nào phát hành?

Theo Bloomberg, PBOC sẽ sớm phát hành tiền điện tử rộng rãi ra thị trường. Trên thực tế từ năm 2014, PBOC đã nghiên cứu kế hoạch tiền điện tử và tuyển dụng nhiều chuyên gia trong ngành để phát triển đề án này.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 5.

9. Người dân có sử dụng?

Rất khó để nói trước rằng liệu người Trung Quốc có sử dụng đồng tiền điện tử do PBOC phát hành hay không. Theo lý thuyết, ví điện tử để sử dụng đồng tiền điện tử của PBOC cũng chẳng khác gì các ví điện tử của Alipay hay Wechat. Trong khi đó, các ví điện tử hiện có của các công ty tư nhân còn bao gồm nhiều ứng dụng thú vị như mạng xã hội, thương mại điện tử, gọi xe taxi, đầu tư, vay tiền...

Chuyên gia Da Fonghei của Neo cho biết ông không thấy có bất cứ nguyên nhân gì để người dân chuyển từ ứng dụng thanh toán như Alipay sang ví điện tử của PBOC, trừ phi chính phủ bắt buộc.

10. Ngân hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Tiền điện tử chủ yếu sẽ chỉ ảnh hưởng đến thủ tục làm sổ sách của ngân hàng mà không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh. Tiền điện tử sẽ không được tính vào trong rổ tiền tiết kiệm tại ngân hàng bởi chúng thực chất là tiền đang được lưu thông chứ không phải tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay.

Các ngân hàng thương mại cũng phải đặt cọc 100% lượng tiền dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương để sử dụng tiền điện tử của PBOC.

Ngoài ra, việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến PBOC phải tăng cường công tác xử lý dữ liệu cũng như trả lời các thắc mắc do người dân mới sử dụng.

11. Ảnh hưởng kinh tế

Theo Bloomberg, ảnh hưởng của tiền điện tử đến nền kinh tế sẽ không diễn ra ngay. Mục đích chính của PBOC là thay thế tiền mặt bằng tiền điện tử nên chúng sẽ không ảnh hưởng đến lượng cung tiền cũng như nhiều chính sách tiền tệ khác.

Báo cáo của PBOC năm 2018 cho thấy nếu tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi nhưng vì lý do khủng hoảng, người dân tiết kiệm tiền mặt nhiều hơn mà không gửi ngân hàng thì tình hình vẫn có thể kiểm soát được. Thậm chí, chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng tiền điện tử như một kênh phi truyền thống để điều tiết thị trường.

Ví dụ, chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu các ngân hàng xác định thông tin chi tiết về lãi suất, mục đích, đối tượng cho các khoản tín dụng bằng tiền điện tử, qua đó kiểm soát và điều tiết tốt hơn các chính sách.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng việc phát hành tiền điện tử sẽ giúp Trung Quốc có thêm các lựa chọn về chính sách tiền tệ. Ví dụ họ có thể áp dụng lãi suất âm dễ dàng hơn khi người dân không gửi tiền trong ngân hàng theo cách truyền thống.

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 8: Bà cả hùng hổ vác súng lục đến tìm tiểu tam, lần này toang thật rồi gái xinh ơi!

Vốn được dán nhãn 19+ thế nhưng đa phần khác giả của Thế Giới Hôn Nhân chỉ nghĩ phim bị giới hạn độ tuổi vì có những cảnh nóng tạo bạo đi kèm dịch thuật một vài phân đoạn máu me không quá ghê rợn như những gì đã diễn ra ở 7 tập đầu thế nhưng sang đến preview tập 8, nhãn 19+ mới thực sự phát huy năng lực. Trong đoạn preview ngắn, bà cả Sun Woo ( Kim Hee Ae ) bất ngờ vác một khẩu súng hùng hổ lao tới chỗ của tiểu tam và hội bạn. Chưa biết chuyện gì xảy ra nhưng với tính cách của Sun Woo, việc nổ súng là điều mà cô thực sự dám làm.

Preview tập 8 Thế Giới Hôn Nhân

Bà cả cầm súng tới tìm tiểu tam

Một số hình ảnh khác trong preview tập 8:

Nhà của Tae Oh bất ngờ bị ném đá

Tae Oh vẫn hạnh phúc bên tiểu tam nhưng có vẻ mối quan hệ của họ không thật sự tốt đẹp, nhất là khi Da Kyung nhắc tới con trai chồng

Một bữa tiệc của Da Kyung và hội bạn bên chồng nhưng có vẻ cô nàng không đối đãi tốt với bạn của chồng như cách mà Sun Woo vẫn làm

Bộ phim Thế Giới Hôn Nhân phát sóng lúc 21:00 giờ Việt trên JTBC mỗi thứ sáu, thứ bảy hàng tuần.

Trước khi lên đời phong cách, Ngọc Trinh đã có thời diện đồ hiệu đầy sai trái, xách túi "au" mà vẫn "thắm" nhường này đây

Nhiều năm về trước, bạn có thể chê Ngọc Trinh nhìn chẳng sang, diện túi hiệu đắt đỏ cũng không cứu vãn được phong cách, bởi lối mix đồ sến sẩm, chưa toát ra được khí chất của "nữ hoàng". Nhưng giờ thì Ngọc Trinh khác rồi, visual đỉnh hơn là có thật, lại được stylist chăm sóc "tận răng" nên mix đồ ngày càng chuẩn chỉnh. Thế mới nói, ai cũng từ cái không biết đi lên, dần dần mới trở nên xinh đẹp. Như Ngọc Trinh thì cũng mất một thời gian dài mới hoàn thiện style ăn mặc đấy, đồng thời cô cũng chứng minh để diện đồ hiệu "chanh sả" thực không dễ xơi chút nào.

Nhưng trước khi hoàn thiện phong cách như bây giờ, đặc biệt là lúc mới chơi hàng hiệu cách đây vài năm, mỹ nhân Trà Vinh từng trông "quê lúa" thế này.

Trước khi lên đời phong cách, Ngọc Trinh đã có thời diện đồ hiệu đầy sai trái, xách túi au mà vẫn thắm nhường này đây - Ảnh 2.

Sở hữu BST túi cùng kiểu nhiều màu là sở thích của Trinh nhưng nếu bây giờ mix đồ chuẩn bao nhiêu thì ngày xưa cô từng kết hợp trang phục, phụ kiện sến sẩm, chưa toát lên vẻ sành mốt.

Trước khi lên đời phong cách, Ngọc Trinh đã có thời diện đồ hiệu đầy sai trái, xách túi au mà vẫn thắm nhường này đây - Ảnh 3.

Túi Chanel tím lịm tìm sim được Ngọc Trinh mix cùng set đồ "thắm thơm", màu mè không kém cũng khiến vẻ ngoài tụt điểm sang chảnh vài phần.

Đầm hoa hoè hoa sói đi cùng túi Hermès trông có phần lệch pha. Ngọc Trinh từng "chấp hết" nhưng kết quả là có liền set đồ "phá game".

Style của Ngọc Trinh khi xưa có thể nói là khá bất ổn. Dù trên tay luôn là túi hiệu đắt tiền nhưng outfit đơn giản, bình dân không giúp Trinh sang hơn mà đúng như kiểu "phí hoài nhan sắc".

"Nữ hoàng nội y" cũng có không ít lần chưng diện item "nhà dịch thuật tự may", copy từ các item của nhiều thương hiệu cao cấp.

Có lẽ, Ngọc Trinh thời mới chơi hàng hiệu chưa "cảm" được giá trị đẳng cấp của món đồ nên kết hợp trang phục chưa sang, khiến cô nhiều lần bị chê vì diện hàng hiệu xa xỉ mà không ra dáng "bà hoàng".